Helping less fortunate people is one of our goals. All donation are handed to the selected and introduced by local and respected nuns, monks or priests.
Charity trips: participants paid for their own travel expenses including transporttion, food and boarding.
Below are the most recent charitable activities.
Please see more on "Charity Trips" tab.
Thank you from the bottom of our hearts for your donation.
----------💝---------
Chuyến Công Tác 2024
https://sbvcc.blogspot.com/2024/02/chuyen-cong-tac-mua-xuan-2024.html
--------💝--------
Chuyến Công Tác 2022
Nặng trĩu những ưu tư, một nhóm anh chị em chúng tôi đã về thăm các địa điểm quen thuộc của Hội.
24 tháng 5, 2022: Điểm đến đầu tiên là Phòng Khám Từ Thiện Kim Long, Huế, nơi các nữ tu chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người nghèo. Vì dịch bịnh (tuy đã tạm được đẩy lùi nhưng nỗi lo ngại vẫn còn treo lơ lửng), nên chúng tôi chỉ đến trụ sở của nhà Dòng để trao quà, mong có chút đóng góp vào công việc từ thiện cao cả đầy ý nghĩa của các soeurs.
Ngày 25 tháng 5, đến thăm mái ấm Lâm Bích ở Đông Hà, Quảng trị, nơi gần 50 em được nuôi dạy trong vòng tay ấm áp của các soeurs tại một ngôi nhà khang trang, sạch sẽ. Các em được cho đi học như ước muốn của từng em.
Mái Ấm Lâm Bích
Thăm Khe Sanh, Quảng Trị, nơi đã từng là chiến trường khốc liệt. Hiện nay vùng đất này đang được hồi sinh, cuộc sống của người Kinh dần dần khá hơn do buôn bán hay trồng trọt nương rẫy. Tuy thế, người dân tộc Vân Kiều trong những buôn làng ẩn náu nơi vùng sâu thì vẫn còn rất thiếu thốn chật vật.
Thăm nhóm Đà Lạt
Ngày 28 tháng 5, chúng tôi đã đến thăm soeur Lê Thị Tự và soeur Kim Thủy, những cánh tay nối dài cho Hội với các em học sinh nghèo hiếu học tại Đà Lạt 19 năm qua. Các soeurs luôn ân cần theo dõi khuyên dạy từng em nhỏ trong các gia đình kém may mắn, giúp các em có động lực vươn lên.
Hai soeurs cho chúng tôi biết vài năm nay quý soeurs có lập một Nhà Mở, là nơi cho các thanh thiếu nữ lỡ làng đến nương náu chờ ngày sinh nở và mạnh khỏe trở lại từ tinh thần đến thể chất. Việc làm của quý soeurs thật đầy lòng nhân ái bao dung.
Thăm chùa Chưởng Phước, Tam Bố, Di Linh: Ngày 29 tháng 5, chúng tôi đến thăm và trao quà của ân nhân cùng với sự đóng góp của Hội đến sư Giác Thiện, trụ trì chùa.
Sư Giác Thiện trong lần vào buôn làng giúp người bất hạnh
Cùng với việc luôn giúp đỡ người hoạn nạn hay tật nguyền, năm qua sư được giúp mua xe mini van về sửa lại để giúp chuyển bệnh nhân từ làng về bệnh viện huyện hay xa hơn. Sư cũng mua máy bơm nước và thùng nước gắn vào xe bán tải để giúp chữa cháy khi hoạn nạn xảy ra.
Thăm Mỹ Quý ngày 15 tháng 6, một giáo xứ nhỏ nằm ven kênh Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp. Hơn 10 giờ sáng thôi mà trời đã rất nóng, chúng tôi được linh mục quản xứ (mà người dân gọi một cách thân tình là “ông cố”) đưa đi thăm một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt: gia đình một chị trẻ bị ung thư gia đoạn cuối, gia đình một chị bị suy thận phải cưa chân, đôi vợ chồng già yếu tật bịnh, họ sống trong những túp lều nhỏ nóng bức...
Đọng trong ký ức chúng tôi là hoàn cảnh bà Năm Sông, gần 80 tuổi. Ngày trước ông bà sống trên ghe, không con cái, rồi ông qua đời, bà neo ở bến này lên bờ làm thuê kiếm sống, khi làm cỏ lúa, lúc nhổ rau. Khi ghe mục, “ông cố” xin chủ vườn nọ mượn khoảnh đất nhỏ để làm một túp lều cho bà nương náu. Nhìn bà lão sống trong túp lều nhỏ bằng tôn quây với tấm màn mỏng và lưới này mà xót xa.
Chúng tôi từ giã Mỹ Quý lúc xế trưa. Nắng miền nhiệt đới thật gay gắt. Mà nóng, nắng, hay đường sá xa xôi gập ghềnh... có sá gì so với những khó khăn vất vả mà các cụ già, người bất hạnh đang phải chịu?
------------------ 💝💝💝
Help Flood Victims 2020
Tin tức và hình ảnh về những trận lụt tại quê nhà đã làm chúng ta lo lắng và đau xót. Hội đã 2 lần gửi quà cho nạn nhân của trận lụt kinh hoàng vừa qua.
Lần thứ nhất vào tháng 10 - 2020 khi hay tin nhiều làng mạc bị ngập sâu, nhà chìm trong nước, hoa màu và gia súc bị cuốn trôi nên đồng bào thiếu ăn. Hội đã gửi giúp 2 làng Thuận Nhơn và Diên Sanh, vùng đất trũng thuộc tỉnh Quảng Trị, để hai cha xứ có thể mua mì gói và gạo đi cứu đói.
---------------------------------------------------------
Charity Trip December 2019
Trips to Vietnam: all volunteers pay for their own expenses (travel insurance, transportation, food and boarding)
Chuyến Công Tác Tháng 12-2019
Thăm và tặng quà Tết đến bà con kém may mắn vùng ven Saigon.
Saigon hoa lệ, thành phố của tiện nghi, của giàu có và xa xỉ, thế nhưng hãy len lỏi vào các ngõ hẻm, bạn sẽ gặp những gia đình nằm ngồi co ro, dùng thùng carton làm nhà, vài tấm nilon làm chiếu dưới những tấm bạt sơ sài, bạn có thể gặp các cụ già lụm khụm dùng chiếc xe trẻ con đẩy đi lượm lon nhặt về chai về bán. Nhờ người bạn có từ tâm tại địa phương, chúng tôi đã mời hơn 30 vị tề tựu về một rẻo hẻm nhỏ để thăm hỏi và tặng chút quà. Quà chúng ta trao, mong đem lại cho họ chút ấm áp tình người.
This is our first stop for our charity work on this trip. This area is near the city. We give rice and noodle to 30 older and disabled people. Thanks to all my family and friends for your generous donations to make this possible.
Thăm Khu Nuôi Dưỡng Người Cao Tuổi tại Cần Giuộc, Long An
Theo lẽ thường, ai cũng mong được sum vầy bên con cháu
trong đoạn cuối cuộc đời. Thế nhưng, rất nhiều cụ
đơn độc thì đến lúc hơi tàn lực kiệt không thể còn tự nuôi mình, cụ sống vất
vưởng nơi xó chợ, góc cầu. Một số cụ may mắn được tìm ra, đưa về các trung tâm
nuôi dưỡng người cao niên đơn độc.
Chúng tôi đến thăm một nơi đang nuôi dưỡng 14 cụ,
nhà khang trang sạch sẽ, có nhân viên chăm sóc mọi bề, NHƯNG các cụ rất cô đơn.
Khi chúng tôi đến, các cụ ra rôm rả kể chuyện đời mình, kể cả phàn nàn vì bạn
cùng phòng thức sớm quá, khua động hàng xóm. Cô điều dưỡng kể rằng có khi cô
phải làm quan toà “ xử” các vụ khiếu kiện đáng yêu này!
Bốn cụ yếu hơn nằm trong 1 phòng khác, có thể
ngồi dậy nhưng không đi lại được, giường của các cụ làm bằng những thanh vạc
giường bằngstainless steel trên có trải chiếu nên khá sạch sẽ. Chúng tôi vào,
có cụ kêu lại ngồi sát bên, nắm tay hỏi han, hôn lên má...thật cảm động.
Bốn cụ đã rất yếu nằm trong gian phòng cuối, giường thầp cũng bằng sắt, bên
dưới là bồn xi- măng để dễ lau rửa. Có cụ còn tỉnh, nhưng cũng có cụ không biết
gì và có cụ không còn nói được. Trông thật mủi lòng.
Chúng tôi tặng quà rồi từ giã các cụ trong lưu luyến.
This is our second stop for the charity work. This is a house for about 14 elders. Some can still do basic daily routine care for themselves. Some are disabled. They were all so happy to have visitors to chat for a little while. We gave each of them a little gift in envelopes. The gifts are from your generous donations. We were just messengers to bring smiles to these less fortunate people.
Thăm nhà nuôi trẻ khuyết tật và trẻ bị bỏ rơi, chùa Kỳ Quang, Gò Vấp
Con cái là
quà của Thượng đế. Thế nhưng lắm lúc món quà quý báu ấy bị chối từ. Món quà ấy
bị bỏ rơi nơi gốc cây, góc phố, gầm cầu, hay tại
cổng chùa. Chùa Kỳ Quang tại Gò Vấp đã mở rộng tấm lòng từ bi đón nhận các cháu
về nuôi nấng, bất kể cháu bé lành lặn hay khuyết tật. Quý Thầy đã cho xây những
dãy nhà khang trang, sạch sẽ, có bảo mẫu, có y sĩ chăm sóc cho các cháu. Phòng
trẻ sơ sinh đến 8 tháng có 14 bé, phòng kính có điều hòa để giúp giữ không khí
trong lành hơn. Không được phép vào phòng nhưng chúng tôi cũng thấy rõ sự chăm
sóc chu đáo và chuyên nghiệp của các cô. Có người lãnh lương nhưng cũng có cô
chú làm tự nguyện.
Các cháu thì lành lạnh, cũng có cháu khuyết tật
nhưng tất cả đều mạnh khỏe. Các cháu lớn hơn được chia ra làm nhiều phòng,
nhiều nhóm để dễ bề chăm sóc.
Các cháu nào có thể đến trường, nhà chùa cũng tổ
chức nhóm đưa đón.
Cảm thương số phận
của các cháu, cảm phục vì cách tổ chức của chùa, chúng tôi đã đóng góp với chùa
một món quà nhỏ.
Cảm ơn sự hỗ trợ của quý vị hảo tâm.
Our third stop: an orphanage run by a Buddhist temple. There are over 100 children who were abandoned mostly at birth. Many are disabled. Some are terminally ill from effects of agent orange. It was very traumatic to see the sick kids. The healthy kids are always looking for people to hold them. We stayed for a while since many of the kids are having their noon nap. We deliver some of your gifts to the orphanage before leaving. Thank you so much for your generosity.
Chùa Chưởng Phước , Tam Bố, Di Linh, Lâm Đồng.
Một ngôi chùa
tuy nằm trên trục lộ Bảo Lộc-Đà Lạt nhưng lại xa phố thị nên khá vắng vẻ. Chúng
tôi đến viếng chùa vào khoảng 10g sáng, chờ chừng
15 phút thì sư trụ trì về đến: thầy bận đi mua đá cát cho việc làm ngày hôm
sau. Thầy Thắng Hạnh là một nhà sư đơn giản, hết lòng vì dân nghèo. Được tặng
nhiều quần áo cũ, các môn đệ và chính tay thầy giặt, ủi cho sạch đẹp rồi đem
đến các buôn làng xa để tặng một cách trân trọng. Học sinh nghèo ở các trường
nơi thâm sơn cùng cốc, thầy giúp đóng học phí . Em nào phải đi bộ trên 10km để
đến trường, thầy tặng xe đạp. Thầy mua đá đắp cao những đoạn đường làng lầy
lội.
Ngân sách của thầy là từ sự đóng góp của các vị hảo
tâm, của bạn học cũ và chính công lao của thầy đổ ra trên những vườn rẫy. Thầy
cho mua đất rừng khai hoang, mướn những người sa cơ thất thế để giúp họ có việc
làm hay có cơ hội hoàn lương , thầy cho trồng cà chua, cây hạt điều màu, hoa
hồng môn,vv... Riêng thầy, nơi ngã lưng là một cốc nhỏ ngang 9 tấc dài 2m, mỗi
ngày chỉ dùng 1 bữa vào giờ trưa, y phục thật đơn sơ nhuốm màu của đất đỏ núi
rừng.
Tuy không định trước và thầy không hề ngõ ý cần giúp đỡ, nhóm chúng tôi đã tự ý đóng góp với thầy và hứa sẽ hỗ trợ thầy trong những năm tới.
Mời xem hình của dịp gặp gỡ với thầy và hình thầy với những việc từ thiện.
Our next stop is a Buddhist temple, Chưởng Phước. One of us knew the Buddhist monk there. He was humble and very active in his work to help the minority people in the area. His Buddhist gown looks worn. His quarter is 90cm by 200 cm. He eats one veggie meal a day but still has energy to work on the roads, houses and other charity projects. We all admired his dedication to help the less fortunate. We passed along some of your donations to help his projects. We promised to continue to help his future projects to help young children to attend school.
Thăm người tật bịnh tại thôn Hamanhai, xã Pró kinh tế, huyện Đơn Dương.
Our final stop on the charity trip: Proh, a town with mostly minority people. Some are sick physically and mentally.
Thôn Hamanhai nằm cách trục lộ chính khoảng gần 20km. Đây là một làng nhỏ của người dân tộc Churu, sau 1975 sử dụng làm vùng kinh tế mới. Bốn mươi năm trôi qua đã có thêm một số người kinh đến mua đất lập vườn, nhưng người dân tộc với bản tính đơn sơ thiệt thà vẫn sống nghèo khổ và đi làm thuê. Nhiều người sống trong những căn nhà ráp từ những mảnh gỗ thưa. Làm lụng cực khổ nhưng thành phẩm của họ thường bị thương lái ép giá thấp đến tận cùng.
Các Soeurs thuộc tu hội Nữ Tữ Bác Ái
đặc biệt lưu tâm nâng đỡ những gia đình có hoàn cảnh ngặt nghèo trong thôn.
Dùng xe gắn máy qua 5-7km đường đất, chúng tôi được các Soeurs dẫn đi thăm 14
gia đình của người tật bịnh. Có chị bị ung thư vú đang xạ trị ốm o tím tái, nhà
gạch nhưng trống trơ không giường, chỉ có người bịnh được có tấm đệm vải lót
lưng. Một chị bị ung thư khác đang trú thân nhà người em, vì chị không lập gia
đình và không có nhà riêng. Một anh chừng hơn 40 tuổi bị ung thư lưỡi bị nhà
thương trả về chờ ngày ra đi, khi chúng tôi thăm và tặng quà anh úp mặt xuống
nệm dấu hành nước mắt mà bờ vai rung lên vì đau buồn. Một em thanh niên bị tâm
thần bị xiềng chân vì bà ngoại già không còn nhanh để chạy đi tìm về, em nằm
trong túp lều nửa tôn nửa gỗ nóng hực tựa vào vách nhà người anh.
Mỗi nhà chúng tôi tặng phong bì 400.000 đ ( chưa tới $20), có cụ không nói được
tiếng kinh, chỉ chắp tay vái tỏ lòng biết ơn rồi đưa tay quẹt nước mắt.
Về đến Saigon, hình ảnh những cảnh sống khổ cực ấy cứ in mãi trong tâm trí,
chúng tôi đã chuyển thêm tiền để quý Sơ giúp cho 10-12 gia đình nữa hầu chia sẻ
chút hơi ấm tình người trong mùa đông đang về nơi góc làng cao nguyên xa xôi
này.
Cảm ơn sự hỗ trợ tài chánh của quý mạnh thường quân.
------------------------
Charity Trip to Vietnam in Spring 2019
Chuyến Công Tác Mùa Xuân 2019
Sau Tết Kỷ Hợi, 6 anh chị em chúng tôi thực hiện một chuyến công tác tại quê nhà. Cùng với sự hỗ trợ của quý ân nhân, chúng tôi đã đến thăm và trao tận tay người nghèo và các cụ già bệnh tật cô đơn tại Trà Rằm (Hậu Giang), Suối Hoà (Cam Ranh), Mằng Lăng (Phú Yên), Truồi (Huế), và thăm trường tình thương tại Tân Phú, Saigon. Sau đây là một vài hình ảnh tiêu biểu.
Thăm Trà Rằm
Vừa về đến Saigon trưa
ngày 26
tháng hai, 5 giờ sáng hôm sau anh
chị em chúng tôi lên đường đi Trà Rằm, huyện Trà Lồng, tỉnh Hậu Giang. Trà Rằm
là một giáo xứ nhỏ do linh mục Nguyễn Minh Văn coi
sóc.
Trời gần trưa, nắng vàng dòn và rất nóng, cha và ba
vị trong ban bác ái xã hội của giáo xứ đưa chúng tôi (bằng xe gắn máy) đến thăm
và tặng quà cho một số gia đình người già, nghèo khổ, cô đơn và đau ốm. Có cụ
từ các vùng biên giới về tá túc trong làng đã lâu nhưng lại không xin được hộ
khẩu, nhà cửa là những túp lều tre nứa mong manh lợp tôn rỉ sét. Có cụ có con
nhưng họ đi làm ăn xa không có khả năng về thăm nom giúp đỡ cha mẹ già. Có cụ
không con cháu, các anh chị thiện nguyện của giáo xứ đến giúp giặt giũ tắm gội.
Cha Minh Văn còn tổ chức câu lạc bộ “Người Cao Niên” quy tụ gần 80 cụ trong làng có hoàn cảnh khó khăn, họp mặt mỗi trưa thứ sáu đầu tháng để cùng chia sẻ tâm sự và an ủi nhau. Cụ nào yếu quá thì có nhóm bác ái xã hội của giáo xứ đưa đón. Buổi sinh hoạt của câu lạc bộ có trà bánh, và các cụ được tặng sữa, đường. Lần họp tháng này, các cụ vui hơn vì có quà tặng của Hội chúng ta.
Chúng tôi đã đến thăm nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên), nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của linh mục Alexandre de Rhodes “ Phép Giảng Tám Ngày”, in tại Roma năm 1651. Được biết Mằng Lăng cũng có một cô nhi viện rất lâu đời do các cố đạo người Pháp thành lập. Hiện nay ngôi nhà tình thương ấy vẫn còn và do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá coi sóc. Ngôi nhà ấm áp tình thương ấy nay lại mở rộng vòng tay cưu mang các cô gái lầm lỡ. Các cô gái ấy được nuôi dưỡng bảo bọc để “mẹ tròn con vuông” cho đến khi vững vàng lấy lại sự tự tin để tiếp tục bước đi bên con. Hội đã đóng góp hỗ trợ cho những việc làm tốt đẹp này của giáo xứ Mằng Lăng.
Thăm người kém may mắn tại Suối Hoà (Cam Lâm, Cam Ranh)
Linh
mục Nguyễn Ngọc Chiến, quản xứ, còn rất trẻ và hăng say phục vụ. Dù rất bận và dù chúng tôi báo tin trễ, cha cũng sắp
xếp thời giờ để đưa chúng tôi đi thăm 20 gia đình các vị cao tuổi, các gia đình
cô đơn nghèo khó hoặc đau ốm. Dùng xe gắn máy, chúng tôi được dẫn đi qua nhiều
con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo đến những làng xóm xa, vào cả nhà của những người dân
tộc thiểu số. Có những túp lều lợp tôn rỉ sét mong manh nóng
hừng hực. Có những cụ già đau ốm nghẹn ngào chua xót kể hoàn cảnh đơn chiếc của
mình. Được
biết cha Chiến thỉnh thoảng vẫn ghé thăm các gia đình này, mang cho họ thùng
mì, gói đường, bao gạo. Vì thế dù không cùng tôn giáo nhưng họ đều biết “ông
cha nhà thờ”.
Có lẽ hoàn cảnh làm chúng tôi xót xa nhất là của
một chị chưa đến tứ tuần, bị bịnh “ cứng da”, da khô và co rút dần đến nỗi
không còn đi đứng được nữa. Chồng bỏ, chị và hai con gái được một gia đình tốt
bụng cho nương nhờ trong căn phòng xây tạm thô sơ chật chội. Con gái lớn chừng
15 tuổi phải ở nhà chăm sóc mẹ, ba mẹ con sống nhờ tình thương của xóm làng.
Thật bị đát.
Thăm người kém may mắn tại Truồi, Thừa Thiên
Có
những lúc “nước mắt chỉ chảy xuôi”. Có thể do hoàn cảnh sống khó khăn, cha mẹ
già phải sống trong đơn chiếc nghèo khổ, thậm chí có lúc trong đắng cay sầu
tủi!
Có cụ đã già yếu mà phải nuôi con bị tâm thần.
Có cụ không lập gia đình nay về nương nhờ các cháu.
Cảm ơn sự sắp xếp chu đáo của linh mục quản xứ
Truồi và hai ông trong ban xã hội, bốn chúng tôi được đi bằng xe gắn máy vào
những xóm làng rất xa. Nhóm chúng tôi đã đến thăm và tặng quà cho
22 cụ.