Suối Tiên, Suối Mơ & Tà Nung 2008
Cứ mỗi lần một thành viên trong hội thiện nguyện South Bay Vietnamese Cultural Center đi về Việt Nam vì công việc hay để thăm gia đình, người ấy đều luôn được cho kèm theo một công tác là đi thăm những nơi mà hội đang giúp đỡ. Chuyến đi trong tháng 9 vừa qua chúng tôi đã đến thăm các em học sinh nghèo ở Suối Tiên – Thủ Đức, Suối Mơ – Bảo Lộc và viện mồ côi/suy dinh dưỡng tai Tà Nung, Đalat.
Lớp Học Tình Thương ở Suối Tiên – Thủ Đức:
Vừa bước xuống xe trước cổng Suối Tiên là chúng tôi đã thấy dòng người tấp nập qua lại, thật là chốn phồn hoa đô thị . Trung tâm giải trí Suối Tiên, nơi đây được coi như một Disneyland ở Việt Nam với nhiều trò chơi giải trí cho tuổi thiếu niên. Cuộc sống của những người dân chung quanh có vẻ khá đầy đủ vì trung tâm giải trí này chắc hẳn đã mang lại cho họ nhiều công ăn việc làm. Đang miên man nghĩ về cuộc sống của đồng hương nơi đây, thì soeur Loan đến đưa tôi đi thăm căn nhà tình thương mà các soeurs mới mở được hơn một năm nay. Một sự khác biệt với những căn nhà nguy nga ở ngoài mặt lộ. Càng vào sâu trong hẻm thì bộ mặt thành phố càng biến đổi: những căn nhà lụp xụp, với những mái tôn xiêu vẹo, một cảnh nghèo nàn rõ rệt . Soeur Loan nói đa số những người về đây sinh sống đến từ miền quê hẻo lánh ở miền Tây như Vĩnh Long, Trà Ôn, Long Xuyên, Cà Mau. Họ liều bỏ quê hương làng xóm để lên đây kiếm cơm ăn hàng ngày. Cuộc sống của họ thật là chật vật. Không nhà ở, không nơi nương tựa, đôi khi đưa đến cuộc sống bừa bãi, thiếu luân lý. Ai may mắn thì thuê được một phòng nhỏ với giá cắt cổ. Ngay cả các soeurs cũng sống trong cảnh cơ hàn không hơn gì những người dân chung quanh. Căn nhà nhỏ, không giường chiếu. Tối đến, hai soeurs và ba em tu sinh nằm ngủ trên sàn nhà trong cái mùng thưa để tránh muỗi đốt.
Các em nhỏ, ngày ngày lang thang, không ai chăm sóc, không được đến trường vì cha mẹ chẳng có đủ khả năng đóng tiền học. Thấy vậy, các soeurs dòng Nữ Tì Thánh Tâm Chúa Giêsu dùng mái hiên sau nhà làm thành nơi dậy học cho các em. Mỗi ngày có khoảng 50 em đến học. Buổi chiều các soeurs có lớp học tiếng Anh cho các em lớn hơn một chút. Lớp học tình thương hòan tòan miễn phí dành cho các em nhỏ đủ mọi lứa tuổi, có em trên 10 tuổi mà vẫn chưa biết chữ! Lớp Anh văn thì tình nguyện. Coù khoaûng moät chuïc em ñoùng luùc thì VN $30000, luùc thì VN $50000. Số học sinh càng ngày càng tăng, mà khả năng giúp đỡ của các soeurs thì có giới hạn, nên các soeurs buộc lòng phải từ chối một số em đến sau. Thấy cảnh nhiều em không có bữa cơm trưa, vì bố mẹ các em thường vắng nhà. Các soeurs muốn cho các em ăn một bữa trưa nhưng hiện tại không thể thực hiện đều đặn mỗi ngày vì thiếu tài chánh, nên các soeur cho các em một bữa ăn nhẹ (snacks) lót lòng. Lá rách đùm lá tả tơi, mặc dù các soeurs cũng rất chật vật về tài chánh, nhưng lúc nào cũng sẵn sàng nhường cơm xẻ áo cho người chung quanh. Các soeurs mong được các nhà hảo tâm và mạnh tường quân giúp đỡ.
Khi tôi đến thăm và cho kẹo, các em rất mừng vui hớn hở. Có em hỏi: “cô là ai, từ đâu đến mà cho tụi con kẹo ngon vậy?” Có em tình nguyện kể gia cảnh lý lịch của mình:
“ Con quê ở Sóc Trăng, 8 tuổi, theo ba má lên đây hơn một năm rồi mà chưa được về thăm quê vì ba má không có tiền. Con nhớ ông bà ngọai lắm.” Kiếp nghèo là thế, ước muốn thật đơn sơ mà không đạt được.
Sau khi rời Suối Tiên, chúng tôi đi Suối Mơ, ở Bảo Lộc thăm một họ đạo nằm gần quốc lô trên đường đi Đà Lạt. Vừa đến nơi thì lớp giáo lý của các em mới tan. Lớp học được dựng lên rất sơ sài bằng những cây tre hoặc gỗ vụn, trông thật đáng thương. Dù vậy các em trong nét mặt hân hoan vui tươi được đến trường cùng với bạn bè để học hỏi về tin lý Công giáo. Tuổi thơ của các em thật hồn nhiên, ngoại cảnh bên ngòai chắc hẳn không quan trọng bằng niềm vui có đuợc với các bạn bè đồng trang lứa. Đây là một họ đạo nằm trong vùng kinh tế mới nên đa số là người di dân từ nhiều miền quê trên khắp nước Việt Nam đến lập nghịêp. Cuộc sống của họ chẳng hơn gì những người sống ở Suối Tiên. Nhà ở chật chội, họ chỉ cần có cái mái che mưa, bức vách cản gió cho đỡ lạnh vào lúc sương rơi, gió thổi.
Vì cha chánh xứ nhà thờ Suối Mơ sắp cử hành thánh lễ, chúng tôi chỉ có dịp hỏi thăm Ngài vài phút. Tuy nhiên, nhìn lớp học tường tre mái lá, chắc chắn sẽ không tồn tại được lâu. Ước mong chúng ta góp tay để cha có phương tiện xây lên những lớp học vững chắc hơn cho các em.
Suối Tiên, Suối Mơ, suối nào cũng đẹp, nhưng cuộc sống của dân lành, của các em bé, và các thanh thiếu niên vẫn còn quá nhiều thiếu thốn. Vật chất thì không đủ cơm ăn hàng ngày, trí tuệ thì không được mở mang qua con đường học vấn chỉ vì nghèo.
Cuộc đời di dân của những người đến Suối Tiên và Suối Mơ để lập nghiệp nhắc chúng ta liên tưởng đến biến cố di tản 1975 mà mỗi người trong chúng ta nơi đây đều đã trải qua. Nhưng chúng ta may mắn hơn là được đến một đất nước có nhiều cơ hội tiến thân. Nhìn lại hơn 30 năm lưu lạc trên đất khách quê người, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng hãnh diện. Còn những người đồng hương của chúng ta, đang đi từ một khúc quanh này sang ngõ cụt khác, chưa tìm được lối thoát, nhất là lối thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu.
Một nơi yểm trợ khác của hội là nhà mồ côi ở Tà Nung Đà Lạt. Tất cả các em mồ côi là người dân tộc. Có khỏang 25-30 em được tu hội Chúa Thánh Thần chăm sóc. Ngoài ra, nhà nuôi trẻ em suy dinh dưỡng cũng do các chị trong tu hội đảm trách. Nhờ lòng hảo tâm của nhiều người mà trung tâm này được duy trì nhiều năm qua.
Hội thiện nguyện South Bay Vietnamese Cultural Center luôn tha thiết kêu gọi lòng hảo tâm của quí vị ân nhân đồng hành, yểm trợ những công tác từ thiện của hội, và cùng nhau giúp những người kém may mắn để xoa dịu một phần nào những khổ đau , thiếu thốn của họ.
Marie PN