Trip 2006 QL - DL

 Mái Ấm Thiên Ân, Củ Chi by QL


 
 

 Tường trình chuyến công tác hè 2006 , ĐL

 Chuyến đi thăm Việt Nam trong mùa hè năm nay để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm và thay đổi những ý nghĩ đã có bấy lâu về những chương trình giúp các em học sinh nghèo tại VN.  Trong chuyến đi này chúng tôi có dịp ghé thăm Đà Lạt, Proh, Tà Nung, Bắc Hải, và Củ Chi.

 Sau khi làm quen với giờ giấc ở VN, chúng tôi đi thăm hai nhà tình thương ở Củ Chi.   Trạm đầu tiên là Mái Ấm Thiên Phước.  Đây là nơi mà anh chị Phạm Việt Quang đã ghé thăm hồi tháng 2-2006. Mái Ấm nuôi khoảng 40 em bé mồ côi và  khuyết tật từ sơ sinh đến 12 tuổi do các nữ tu phụ trách.  Vì ở xa thành phố nên căn nhà tương đối rộng rãi, sạch sẽ và thỏai mái.  Những em bé ở đây đều mang bệnh năng và ít có hy vọng sống quá 12 tuổi.  Có em bị bệnh thần kinh, có em bị tật không thể ngồi dậy được.  Có một vài em  mang những chứng bệnh lạ như xương thủy tinh.  Những em mang chứng bệnh này khi chụp X-Ray cũng không thấy được xương của  các em.  Xương của các em có thể bị gẫy khi hắt hơi hoặc khi thay tã lót cho các em. 

 Chúng tôi có dịp phát bánh kẹo cho các em và được một em bé 9 tuổi hát cho nghe.  Các soeurs cho biết Mái Ấm Thiên Phước đều nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để nuôi dưỡng các em.  Ngay cả những người ở thành phố và những vùng lân cận cũng đóng góp giúp những em bé kém may mắn này.  Những em bé mồ côi tật nguyền này không có được một tia sáng hy vong



 

Bắc Hải

Chuyến xe nhỏ chở chúng tôi về miền Tây, quẹo qua quẹo về nhiều lần, rồi vào nhiều con đường làng nhỏ dọc theo bờ sông. Bên đường là những căn nhà nhỏ tí teo, như chỉ có 4 cái cọc và vài tấm lá lợp lên tạm bợ. Thế nhưng, nhìn sâu vaò những căn chòi này, chúng tôi lại thấy vài cái soong nồi lăn lóc, vài lu nước sành, dăm ba cánh áo đang phơi: đây là “căn nhà” của một gia đình nào đó đang sinh sống. Đây là con đường mà tháng 11 năm ngoái gia đình anh chị Hải đã không thể dùng được vì đường ngập dưới nước, anh chị Hải phải đến thăm Bắc Hải bằng ghe.

 Bắc Hải là một trong những nơi mà Hội SBVCC đã lưu tâm giúp đỡ trong 2 năm qua. Đây là một họ đạo rất nghèo vùng đất thấp ở nông thôn rất sâu, cách thị xã Sóc Trăng hơn 40km. Dân chúng trong vùng đa số đến đây theo chương trình “kinh tế mới”, tay không, ruộng vườn chẳng có, mà vùng đất lại ngập lụt quanh năm. Họ sống cực khổ. Người lớn đi làm mướn, trẻ nhỏ đi bắt ốc hái rau đắp đổi qua ngày. Điều kiện kinh tế khó khăn  còn nói gì đến giáo dục.

 Tại đây, có các nữ tu được giúp đỡ đến xây vài phòng học để giữ và dạy trẻ. Hội SBVCC đã tiếp tay giúp xây dựng 1 trạm xá để các nữ tu có điều kiện giúp đỡ người nghèo lúc đau ốm. Linh mục chánh xứ cũng đầy lòng bác ái nên thiết lập những lớp học cho người lớn mỗi ngày chúa nhật. Đây là vùng đất gần biên giới Cam Bốt, rất nhiều người gốc Miên, gốc Chàm, khả năng đọc và viết rất hạn hẹp, vì thế họ không biết nhiều về những căn bản thường thức và thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Linh mục chánh xứ tổ chức lớp học cho họ. cứ mỗi sau lễ ngày Chúa nhật, khoảng 70, 80 người ở lại học, và thường là được ăn trưa, học thêm đến chiều mới về. Chi phí cho lớp học đặc biệt này Cha xứ phải tự xoay xở.  Hiện hội cũng đang giúp linh mục chánh xứ trùng tu lại các lớp học đã đổ nát vì quá cũ kỹ.

 Một điều đặc biệt rất bất ngờ, rất đau lòng và ghi đậm nét vào tâm tư chúng tôi, là vùng Bắc Hải có khá nhiều người khuyết tật. Nhìn những đồng bào thiếu may mắn này, lòng chúng tôi không khỏi quặn thắt và trĩu đầy ưu tư. Tuy họ được gia đình chăm sóc và các nữ tu giúp đỡ, nhưng làm sao họ khỏi buồn và tủi thân.

 





   


Riêng về ngôi thánh đường của giáo xứ thì ôi thôi thật đáng thương. Thường thì ở đâu, bất cứ dân chúng theo tôn giáo nào,  Chùa và Nhà Thờ là những nơi khang trang nhất, và là niềm hãnh diện nhất cho dâu chúng trong vùng. Nhưng nhà thờ của Bắc Hải thì thật ti nghip. Vì họ đạo được thành lập sau năm 1975 nên tất cả công trình xây dựng đều sơ sài: mái tôn, sườn gỗ, nền xi măng thấp trên một mảnh đất mềm không được đắp cao, vì thế, hễ mưa là nhà thờ bị ngập. Mặt khác, cũng vì nền thấp và thường bị lụt nên nền bị rách lở, vách hở trống toáng, cửa nẻo hư hại. Cha xứ đang nỗ lực xây lại nhà thờ.  Chúng ta thường vẫn nghe việc xây nhà thờ với chi phí vài trăm ngàn đôla, nhưng về công trình xây dựng nhà thơ Bắc Hải, cha xứ  ước tính còn thiếu độ 28 ngàn đôla. Chúng tôi ngạc nhiên, thì Cha nói vì dân chúng trong vùng tự ý đóng góp công  sức. Nhà nào cũng có bổn phận góp công, vì thế chi phí bớt đi rất nhiều. Hiện nay nhà thờ đã đổ được nền xinăng cao và bộ sườn kiên cố. Vì việc xây nhà thờ không thuộc trong chủ trương hoạt đông của Hội, nên chúng tôi không thể trích quỹ để giúp Cha. Chúng tôi đã may mắn tìm được một vài mạnh thường quân đóng góp hơn mười ngàn đô-la.


 

Proh, Đơn Dương

            Proh là một vùng kinh tế mới thuộc huyện Đơn Dương, Bảo Lộc, trên đường đi Đà Lạt.

            'Próh' là tiếng Churu, có nghĩa là 'cây sậy'.  Ðây là vùng đất của người Churu và K'Ho. Vùng này trải dài đến dãy núi ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Ðồng và Bình Thuận, có chỗ có đồi thấp dùng làm thổ cư, phần còn lại là ruộng. Sau năm 1975 có nhiều người Kinh đến đây sinh sống lập nghiệp nên vùng này được gọi là Kinh Tế Mới Próh. Thu nhập chính của người dân ở đây là lúa, ngoài vụ lúa thì có thêm rau, bắp vv.

Dù biết đường đi có khó khăn, nhưng vì muốn thăm các em học sinh, nên chúng tôi đã quyết tâm vượt đưòng dài. Từ nửa đêm, chúng tôi chỗi dậy ra bến xe đón chuyến xe đò đặc biệt khởi hành lúc 2 giờ sáng. Chuyến xe này sẽ chạy từ Sai gòn đến thẳng làng Proh,  trên xe đầy cả người đi buôn bán và chất đầy hàng hóa cao nghều nghệu. Chúng tôi 3 người ngồi chen lấn giữa hành khách trên chiếc xe lắc lư, ai cũng ngủ gà ngủ gật. Khoảng chừng gần 12 giờ trưa thì đến nơi. Cha xứ, cha phó đón chúng tôi và ân cần đưa đi thăm một vài gia đình chung quanh.

Quả thật dân chúng ở đây sống quá khổ cực: nương vườn đỏ quạch, khô rốc khô rang. Vài căn nhà trống trơ trống trốc. Có căn tuy chung quanh quây bằng ván, lợp tôn, nhưng trong nhà là một khoảng trống với vài cái ghế chỏng chơ và 1 vài cái giường vọp vẹo. Chúng tôi đến thăm một gia đình người K’Ho có tới 4 đưá con nhỏ, 2 con đang đi học, nhưng tiêu chuẩn chỉ 1 em được Hội bảo trợ. Họ ao ước cho cả 2 con được học bổng chứ họ thì đã hết sức. Chúng tôi tự nhủ lòng “ước gì mình giúp được hết để các em có thể đến trường...”




Tà Nung

Từ Đà-Lạt chúng tôi được soeur hướng dẫn đến Tà Nung thuộc Đơn Dương là vùng kinh tế mới cho dân tốc thiểu số.  Tại đây, soeur đưa chúng tôi đi thăm nhà mồ côi nuôi dưỡng khoảng 40 em.   Trong gian nhà chúng tôi thấy có những bọc quần áo và vật dụng cũ kỹ các soeur đã để sẵn để phát cho những người nghèo trong vùng.

 Các soeurs trồng cà phê và hoa để bán kiếm tiền giúp dân chúng.  Các soeurs mong muốn giúp được các em nhỏ được đến trường học nhưng không có điều kiện.  Các soeurs sẽ nhận đơn của các em và gửi đến SBVCC để xin giúp đỡ


 

 Trước đây, chúng tôi thường nghĩ rằng việc làm của mình có thể giúp các em thực hiện những ước mơ như trở thành cô giáo, thầy giáo để giúp thế hệ sau.  Sau chuyến đi Việt Nam vừa qua, những cảnh chúng tôi đã chứng kiến đã thay đổi những suy nghĩ này.  Với các em bé nhỏ trong những gia đình cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, nếu chúng ta có thể giúp các em có cơ hội cắp sác đến trường để các em có thể học biết đọc, biết viết, đó là một điều đáng mừng và đủ để cho chúng ta cảm thấy việc làm của mình đã đóng góp phần nhỏ cho xã hội. 

 D&L

Recent Posts

Thư Pro’h